THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐỘNG SẢN

Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.

THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ ĐỘNG SẢN

1. Khái niệm thẩm định giá trị động sản

Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp.

Thẩm định giá động sản gồm những tài sản:

- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất;

- Thiết bị, dụng cụ văn phòng;

- Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ kinh doanh;

- Các loại phương tiện vận tải, cơ giới;

- Vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng công trình;

- Các dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất công nghiệp;

- …

2. Mục đích của thẩm định giá động sản

- Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng;

- Bảo hiểm và bồi thường tài sản;

- Phục vụ thuê tài chính;

- Thanh lý;

- Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính;

- Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hoá;

- Xác định giá trị đầu tư;

- Các mục đích thẩm định giá khác…

3. Phương pháp thẩm định giá động sản

Đối với việc thẩm định máy móc thiết bị:

- Phương pháp so sánh trực tiếp

- Phương pháp chi phí

Đối với việc thẩm định máy móc phương tiện vận tải:

– Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp;

– Phương pháp chi phí (phương pháp giá thành);

– Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa);

– Phương pháp lợi nhuận (hay phương pháp hạch toán);

– Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định).

4. Hồ sơ thẩm định giá động sản

- Giấy yêu cầu thẩm định giákhách hàng lập (có mẫu kèm theo);

- Giấy ủy quyền nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng trực tiếp liên hệ thẩm định giá;

- Quyết định cho phép thanh lý của cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức);

- Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá(có mẫu kèm theo);

- Xuất xứ hàng hoá: nước sản xuất, năm sản xuất;

- Sổ tài sản, thẻ tài sản theo dõi việc trung, đại tu, hóa đơn mua thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ nâng cấp, bảo trì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (nếu có);

- Các biên bản định giátài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước … tại từng thời điểm (nếu có);

- Tài liệu kỹ thuật, catalogue: tính năng kỹ thuật, công suất thiết kế, năng lượng tiêu hao …;

- Chứng thư giám định chất lượng còn lại, Biên bản giám định chất lượng còn lại của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

BỔ SUNG THÊM HỒ SƠ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI:

- Phương tiện vận tải đường bộ

+ Giấy đăng ký phương tiện vận tải;

+ Giấy chứng nhận đăng kiểm;

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm  (nếu có);

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chở vật liệu cháy nổ, nguy hiểm (xe bồn chở gas, hóa chất…) (nếu có).

- Phương tiện vận tải đường thủy

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;

+ Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển (nếu có).

Tài sản nhập khẩu

+ Hợp đồng thương mại;

+ Packing list, invoice;

+ Tờ khai hải quan;

+ Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy giám định chất lượng;

+ Hóa đơn mua bán kê khai chi tiết.

5. Quy trình thẩm định giá động sản trong thẩm định giá

Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.

Bước 4: Phân tích thông tin.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá

Nguồn: Tổng hợp