THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Thẩm định giá doanh nghiệp ước tính giá trị doanh nghiệp theo mục đích sử dụng phương pháp thẩm định giá phù hợp. Nó phục vụ cho nhiều mục đích như giao dịch, niêm yết, đầu tư, vay vốn, tranh chấp và cải tổ. Quy trình bao gồm xác định tài sản, thu thập thông tin, phân tích và đưa ra báo cáo kết quả thẩm định giá.

THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm thẩm định giá trị doanh nghiệp

Thẩm định giá trị doanh nghiệp là việc ước tính giá trị của doanh nghiệp, hay lợi ích của nó theo một mục đích nhất định bằng cách sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Đây được xem là quá trình đánh giá hay ước lượng giá trị thị trường của các quyền và lợi ích, mang lại từ sở hữu doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp.

2. Mục đích của thẩm định giá trị doanh nghiệp

Hiện nay, việc thẩm định giá trị tài sản và doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho các mục đích sau:

- Chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Mua bán, sáp nhập, liên doanh, cổ phần hóa, thanh lý doanh nghiệp

- Niêm yết, đầu tư, góp vốn, mua bán chứng khoán

- Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu

- Hỗ trợ vay vốn đầu tư kinh doanh

- Hỗ trợ giải quyết và xử lý các tranh chấp

- Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3. Phương pháp thẩm định giá trị doanh nghiệp

Thực hiện thẩm định giá trị doanh nghiệp, có thể xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF cũng nhiều phương pháp khác nhau như:

- Phương pháp giá trị tài sản thuần

- Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức

- Phương pháp chiết khấu lợi nhuận

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền

- Phương pháp tỷ số giá/thu nhập (P/E)

4. Hồ sơ thẩm định giá trị doanh nghiệp

Để thực hiện việc thẩm định cần nhiều loại giấy tờ cũng như báo cáo thẩm định giá trị doanh nghiệp, để đảm bảo việc thẩm định trở nên nhanh chóng và chính xác nhất.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Hồ sơ pháp lý khác liên quan

- Bảng cân đối kế toán 3 năm liền kề trước khi xác định giá trị Doanh nghiệp

- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm

- Danh mục tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: bất động sản, máy móc thiết bị, chi tiết chi phí xây dựng dở dang.

- Thông tin về các khoản đầu tư bất động sản dài hạn của doanh nghiệp (nếu có)

- Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm sắp tới

- Hồ sơ năng lực doanh nghiệp

- Tài liệu đính kèm chứng minh năng lực của doanh nghiệp.

- Danh mục các hợp đồng/khách hàng tiêu biểu

- Các tờ rơi giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ

- Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu (nếu có)

5. Quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp trong thẩm định giá

Bước 1: Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá.

Bước 3: Khảo sát hiện trường, thu thập thông tin.

Bước 4: Phân tích thông tin.

Bước 5: Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Bước 6: Lập báo cáo và chứng thư kết quả thẩm định giá.

Nguồn: Tổng hợp