• Tin tức thẩm định
  • VÌ SAO NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI KHÁCH HÀNG ĐẾN VAY VỐN?

VÌ SAO NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI KHÁCH HÀNG ĐẾN VAY VỐN?

Thẩm định giá tài sản theo yêu cầu của ngân hàng được hiểu là việc Ngân hàng/tổ chức tín dụng hay chủ tài sản thuê công ty thẩm định giá độc lập xác định giá trị tài sản thế chấp tại ngân hàng ra đơn vị tiền mặt để vay vốn hoặc thanh lý tài sản.

VÌ SAO NGÂN HÀNG VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI KHÁCH HÀNG ĐẾN VAY VỐN?

 

1. Tại sao phải Thẩm định giá tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng?

Tùy vào quy định của từng ngân hàng mà các loại tài sản đảm bảo được chấp thuận sẽ khác nhau và giá trị vay cũng khác nhau. Nhìn chung mức cho vay của các ngân hàng hiện nay là 65 - 85% giá trị tài sản đảm bảo. Các tài sản đảm bảo phổ biến nhất hiện nay bao gồm: Bất động sản: giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (sổ đỏ ), GCN QSDĐ và TSGLV đất (sổ hồng); Động sản như: xe, tàu biển, sà lan... Dây chuyền máy móc thiết bị; các giấy tờ có giá trị như cổ phiếu, hoặc trái phiếu chính phủ, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…

Các tài sản được thế chấp cho ngân hàng với mục đích để đảm bảo cho các khoản vay được an toàn, có khả năng thu hồi vốn vay khi đến hạn. Vì vậy, tài sản đảm bảo đó phải được thẩm định giá theo các tiêu chuẩn và quy định của Luật thẩm định giá Việt Nam. Từ đó xác định giá trị chính xác để ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có cơ sở chấp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng (tỷ lệ vay trên giá trị tài sản)

Để đảm bảo tính pháp lý và chính xác khách quan trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp, hiện nay các ngân hàng thường liên kết với các đơn vị thẩm định giá độc lập (vì chỉ doanh nghiệp được cấp Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Thẩm định giá của Bộ Tài chính thì Chứng thư thẩm định mới có hiệu lực pháp lý) để định giá các tài sản đảm bảo của khách hàng để đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất.

2. Quy trình thẩm định tài sản bảo đảm của Ngân hàng

Tài sản bảo đảm là loại tài sản được bảo đảm dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ  đối với bên nhận bảo đảm. Theo đó căn cứ tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản dùng để thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

- Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.

- Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ.

- Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

- Thông thường quy trình thẩm định tài sản của Ngân hàng sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, xác minh thông tin tổng quát và giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo.

Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá, đặt cuộc hẹn với khách hàng đến nơi tài sản hiện hữu để khảo sát thực tế và định giá.

Bước 3: Sử dụng nghiệp vụ riêng theo quy định của Ngân hàng nhằm xác định giá trị tài sản bảo đảm như giá bán niêm yết, giá bán hiện hành, khả năng tăng hoặc giảm giá trị tài sản,,,,

Bước 4: Lập biên bản và báo cáo kết quả thẩm định giá.

Bước 5: Lập hồ sơ thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo và lưu trữ hồ sơ.

Nguồn: Tổng hợp