• Tin tức thẩm định
  • Thẩm định Dự thảo Thông tư Ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.

Thẩm định Dự thảo Thông tư Ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá.

      HỘI THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM                                                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                                                            Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                              

            Số: 45/2024/CV-HTĐGVN  

V/v Thẩm định Dự thảo Thông tư Ban hành                                                                                                    
  phương pháp định giá chung đối với hàng hóa
                                                                      Hà Nội, ngày 10 tháng 5  năm 2024
             dịch vụ do Nhà nước định giá.

 

Kính gửi: Hội đồng tư vấn thẩm định Dự thảo Thông tư Ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá (Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính)

 

Sau khi nghiên cứu Dự thảo Thông tư, Hội Thẩm định giá Việt Nam có ý kiến như sau:

I. Những vấn đề chung:

- Việc Bộ Tài chính dự kiến ban hành Thông tư nêu trên là thực hiện đúng thẩm quyền được Luật Giá quy định.

- Thông tư được ban hành sẽ khắc phục được những bất cập của các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với đường lối của Đảng là thực hiện cơ chế giá thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.

Tuy nhiên, về hồ sơ đề nghị Ban Soạn thảo cần bổ sung, có so sánh, giải trình: Thông tư này có những nội dung nào khác, nội dung nào thay thế các nội dung của Thông tư số 25/2014/TT-BTC, vì sao?

II. Những nội dung cụ thể.

1. Dự thảo đưa ra 2 phương pháp định giá: Chi phí và so sánh và có quy định tại Điều 4 về lựa chọn phương pháp định giá.

Tại nội dung này, trong quá trình Bộ Tài chính gửi Dự thảo xin ý kiến rộng rãi, Hội Thẩm định giá Việt Nam đã có ý kiến góp ý nhưng không được Ban Soạn thảo xem xét một cách thỏa đáng. Nay Hội Thẩm định giá Việt Nam tiếp tục bảo lưu quan điểm góp ý của mình như sau:

Đề nghị bãi bỏ quy định: Lựa chọn phương pháp định giá thay bằng: “Điều kiện áp dụng các phương pháp định giá” và quy định rõ các điều kiện áp dụng.

Sở dĩ như vậy là vì: Chúng ta quy định lựa chọn phương pháp định giá để cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động lựa chọn cho phù hợp. Nhưng thực tế vừa qua lại gây khá rắc rối về mặt pháp lý có thể nói là “bẫy pháp lý” dễ dẫn đến rủi ro khi 2 phương pháp cùng đủ điều kiện áp dụng, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp so sánh, nhưng cơ quan pháp luật thì lại áp phương pháp chi phí… tìm ra chênh lệch về kết quả của 2 phương pháp và kết luận có thất thoát… (nhất là mua sắm tài sản từ nguồn Ngân sách Nhà nước).

Chúng tôi xin đưa ví dụ như sau:

Khẩu trang chống dịch: Khi dịch Covid-19 chưa xảy ra, giá bù đắp chi phí và có lợi nhuận chỉ khoảng 50.000 đ/hộp. Nhưng khi dịch xảy ra, cung – cầu mất cân đối, giá thị trường đồng loạt tăng đột biến lên khoảng 350.000 đ/hộp – 500.000 đ/hộp. Trong khi chi phí sản xuất không tăng.

Thịt lợn hơi: Giá bù đắp chi phí và có lợi nhuận bình thường khoảng 55.000 – 60.000đ/kg, khi cung – cầu mất cân đối giá lên đến 100.000đ/kg. Trong khi chi phí sản xuất không tăng.

Thị trường như trên, chúng ta phải giải đáp câu hỏi:

Người bán hàng sẽ bán theo chi phí hay giá thị trường so sánh? Chắc chắn họ sẽ không bán theo giá tính từ chi phí.

Người mua hàng sẽ mua theo giá tính từ chi phí hay giá thị trường? Chắc chắn phải mua theo giá thị trường. Và như thế, người định giá sẽ định theo thị trường hay theo chi phí?

Vì vậy, đề nghị Ban Soạn thảo cần cân nhắc để xử lý trường hợp một tài sản đủ điều kiện áp dụng cả 2 phương pháp cùng lúc thì ưu tiên áp dụng phương pháp nào?

2. Luật Giá có quy định nguyên tắc định giá của Nhà nước là: “Bù đắp chi phí sản xuất…” và trong cơ cấu giá được tính “Khoản lỗ” (nếu có).

Đề nghị Ban Soạn thảo giải trình rõ “Khoản lỗ” được kết cấu vào phương pháp chi phí hay phương pháp so sánh hay còn được quy định ở phương pháp định giá nào khác?

Nếu không hướng dẫn rõ các đơn vị lập phương án giá không có cơ sở tính toán.

3. Nội dung tính giá hoàn toàn căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật.

Đề nghị Ban Soạn thảo làm rõ: Việc tính giá theo phương pháp chi phí chỉ căn cứ định mức kinh tế kỹ thuật hay có kết hợp tính theo chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ không? Nếu tính thì phải cần số liệu mấy năm trước thời điểm định giá (Dự thảo không nêu rõ).

Trong trường hợp kết hợp cả thực tế và định mức, khi xảy ra tình huống chi phí thực tế cao hơn (hoặc thấp hơn định mức thì xử lý thế nào). (Hiện nay ở nhiều tỉnh nếu giá thành thực tế thấp hơn định mức thì thường là giá sẽ được duyệt theo giá thành thực tế).

4. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn có những ngành hàng sản xuất kinh doanh đa mục tiêu đồng thời thu được nhiều loại sản phẩm mà không phải là sản phẩm phụ (ví dụ các sản phẩm của ngành thủy lợi) mà không tách bạch được chi phí để tính giá cho từng loại sản phẩm thì đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu thêm và hướng dẫn thêm phương pháp chi phí tính từ chi phí phân bổ cho từng khoản mục chi phí để tổng hợp thành giá thành từng loại sản phẩm.

5. Tại khoản 7, Điều 5: Đề nghị Ban Soạn thảo xem lại nội dung “Trường hợp yếu tố tính trong giá hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong nhiều kỳ kế toán thì phải tập hợp số liệu của nhiều kỳ kế toán để phân bổ” vì:

Giá thành có những nội dung giống chi phí sản xuất nhưng nó lại có những nội dung khác cơ bản sau:

Giá thành là tính cho khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ tính giá (thường là 1 năm) nên bản chất của nó là:

 Giá thành = (Chi phí SX dở dang cuối kỳ năm trước chuyển sang năm sau + Chi phí SX trong kỳ - Chi phí SX d dang cui nay chuyn sang năm sau) / Tng sn lưng trong k

Trong khi chi phí sản xuất thì không phải gắn với khối lượng hoàn thành như giá thành (Trừ trường hợp giá thành và chi phí sản xuất bằng nhau khi chi phí dở dang cuối kỳ bằng chi phí dở dang đầu kỳ).

6. Điểm d, Khoản 2, Điều 12

Đề nghị Ban Soạn thảo xem lại nội dung: “Hoặc mức tích lũy không vượt quá mức thặng dư thực tế…”

Nội dung này không rõ nghĩa, thậm chí là vô nghĩa. Như chúng tôi đã góp ý trước đây: Tích lũy (cho Nhà nước, cho doanh nghiệp) được đẻ ra từ lợi nhuận. “Bản chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.

Thế thì Dự thảo cần làm rõ không vượt quá cái gì?

7. Tại Khoản 3, Điều 14: Đề nghị xem xét lại về thời gian thu thập thông tin và ưu tiên “lần lượt” lựa chọn nguồn thông tin.

Theo chúng tôi là phải ưu tiên về thời gian: Nguồn thông tin nào có thời gian gần nhất với thời điểm định giá.

Nếu chúng ta để “lần lượt ưu tiên nguồn” như Dự thảo có thể sẽ mâu thuẫn với thời gian, ví dụ:

Nguồn (a) được ưu tiên trước, nhưng thông tin để cách thời điểm định giá 24 tháng. Trong khi nguồn (g) lần lượt ưu tiên sau, nhưng thông tin chỉ cách thời điểm định giá 1 tháng.

Trên đây là ý kiến của Hội Thẩm định giá Việt Nam, kính đề nghị Hội đồng xem xét, xử lý phù hợp./.

 

Nơi nhận:                                                                                                               CHỦ TỊCH

- Như trên;

- Cục Quản lý giá                                                                                                                   (đã ký)

- Tạp chí, Website

- Lưu VP.                                                                                         Nguyễn Tiến Thỏa

 

https://hoithamdinhgia.vn/