GIẢI PHÁP NÀO CHO ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ?

Được biết, Bộ Tài chính đang chủ trì lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự, tôi xin có một số đề xuất góp ý vào Dự thảo như sau:

GIẢI PHÁP NÀO CHO ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ?

Thứ nhất: Sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về giá Quốc gia

Điều 38 Luật Giá 2023 quy định về Cơ sở dữ liệu về giá quy định như sau:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá được xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và các nhu cầu của xã hội, do Bộ Tài chính thống nhất quản lý. Thông tin được cung cấp từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là một trong các nguồn thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của xã hội. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá và phải trả giá dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.

Khoản 1 Điều 23 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu về giá như sau:

“1. Cơ sở dữ liệu về giá là tập hợp thông tin, dữ liệu về giá của hàng hóa, dịch vụ dưới dạng điện tử, được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý, sắp xếp, tổ chức, truy cập, khai thác thông qua phương tiện điện tử theo quy định tại Luật Giá, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”

Với các quy định này, Chính phủ có thể ban hành quy định cụ thể về việc yêu cầu cung cấp thông tin từ các website thương mại điện tử, các chủ đầu tư, tổ chức môi giới bất động sản sở hữu các thông tin rao mua - rao bán của khách hàng; Các thông tin bán hàng (niêm yết công khai giá bán theo Luật Giá) phải cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu về giá Quốc gia theo quy định đã có để hoạt động thẩm định giá, định giá có đầy đủ thông tin thị trường nhắm đáp ứng không chỉ nhu cầu định giá của các thành phần kinh tế trong xã hội mà còn của các các yêu cầu định giá của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật .

Thứ hai: cần có quy định trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của tổ chức thẩm định giá yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra (đơn vị trưng cầu định giá tài sản trong Tố tụng hình sự) hoặc Hội đồng định giá cử người trực tiếp hỗ trợ, giám sát hoạt động khảo sát, thu thập thông tin thị trường (thông tin TSSS) theo hình thức phỏng vấn, ghi nhận qua phiếu khảo sát, để nâng cao chất lượng, mức độ tin cậy của thông tin

Thứ ba: cho phép thu thập thông tin thị trường của tài sản sau thời điểm thẩm định giá, trong đó ưu tiên gần nhất về thời điểm, khoảng cách của thông tin tài sản của tài sản so sánh có thể thu thập được so với thời điểm, vị trí tài sản định giá hoặc cho phép thu thập thông tin thị trường tại thời điểm thực hiện thẩm định giá và được điều chỉnh về thời điểm thẩm định giá nếu thị trường tài sản thẩm định giá có các chỉ số có thể quy đổi và hoặc thu thập ý kiến của người cung cấp thông tin về biến động giá tại thời điểm định giá so với thời điểm thực hiện thẩm định giá.

Để đảm bảo công bằng với các trường hợp có liên quan đến kết quả thẩm định giá, định giá có liên quan trong vụ án, việc thu thập, sử dụng thông tin thị trường sau thời điểm thẩm định giá không áp dụng đối với các trường hợp tài sản cần định giá trong tố tụng hình sự có liên quan đến kết quả thẩm định giá đã ban hành liên quan đến vụ án

Thứ tư: Cho phép thông tin thị trường đối với các tài sản là hàng cấm được sử dụng thông tin phỏng vấn thể hiện trên phiếu thu thập thông tin và người cung cấp thông tin với nội dung đảm bảo khách quan, trung thực; Không phải chịu trách nhiệm về thông tin được cung cấp, không cần ký vào phiếu khảo sát; Không sử dụng thông tin thu thập được trong chứng thư thẩm định giá để xác định trách nhiệm của người cung cấp thông tin

Thứ năm: Cơ quan cảnh sát điều tra chỉ yêu cầu định giá tài sản tại một thời điểm theo đúng nội dung của Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP

Thứ sáu: Tổ chức thẩm định giá căn cứ vào các quy định của hệ thống chuẩn mực thẩm định giá và căn cứ định giá tài sản quy định tại Nghị định này để thu thập thông tin thị trường

https://markettimes.vn/